Blog chia sẻ kiến thức

Blog chia sẻ kiến thức

30/12/20

Chọn mua ổ cứng SSD loại nào để tăng tốc máy tính?

Các loại SSD hiện nay rất đa dạng về Nhà sản xuất cũng như củng loại. Nếu bạn đang có một chiếc máy vi tính đời khá cũ và muốn tận dụng nó thì hãy nghĩ đến việc thay thế ổ cứng HDD sang SSD. Việc này sẽ tăng tốc độ khởi động windows hay mở các ứng dụng trên máy tính một các đáng kể. Thế nhưng chọn mua ổ cứng SSD loại nào cho phù hợp với loại máy của bạn? Hãy tham khảo một số kiến thức cơ bản về ổ cứng SSD dưới đây. Một vài gợi ý về cách chọn mua ổ cứng SSD hoặc Nên mua ổ cứng SSD hãng nào sẽ giúp bạn trong trường hợp này.
>>> Xem thêm: Tại sao phải xóa hay format ổ C khi cài Windows?

Chuẩn giao tiếp ổ cứng SSD - Tiêu chí hàng đầu khi chọn mua ổ cứng SSD


Nói về chuẩn giap tiếp ổ cứng SSD nhiều khi ta hay bị nhầm giữa: Dạng thức, Giao tiếp và Giao thức của ổ cứng. Ta sẽ phân tích rõ hơn như sau:

Dạng thức (hay còn gọi là Form Factor):


Dạng thức là để chỉ hình dạng vật lý của ổ SSD. Có 5 dạng thức ổ SSD là: SATA, mSATA, M.2, PCIe và U.2 (2.5 inch). Tổng hợp các dạng thức được thể hiện rõ trong hình vẽ dưới đây:

[caption id="attachment_2909" align="aligncenter" width="750"]all SSD form-factor map Tổng hợp tất cả các dạng thức (form-factor) ổ cứng SSD[/caption]

Dựa vào form-factor bạn sẽ chọn được ổ ssd vừa với ổ cứng cũ định thay. Ta sẽ phân tích chi tiết các loại dạng thức ổ SSD.

Ổ cứng SSD SATA


Thứ nhất là dạng thức SATA, chúng có 3 kích thước là 1.8, 2.5, hoặc 3.5 inch. Đây là dòng SSD thế hệ đầu tiên. Trước đây, vì sự phổ biến của HDD nên khi SSD ra đời các nhà sản xuất cần thiết kế giống giao tiếp cũ để dễ thay thế. Do đó, SSD SATA cũng có loại 3,5 inch và 2,5 inch và 1,8 inch. Đặc điểm là chúng cũng dùng chung giao tiếp SATA với HDD. Tuy vậy người ta vẫn gọi chung chúng là SSD SATA để phân biệt với dạng thức khác. Hiện nay bản SSD 2.5 inch đang được sử dụng phổ biến trên thị trường. 2 bản 3,5 inch (máy bàn) và 1,8 inch (cho các laptop mỏng nhẹ, ipod,..) thì ít thấy hơn.

  • Ưu điểm của SSD SATA


Lợi th ế của SSD SATA là bạn có thể thay trực tiếp vào máy tính đang chạy ổ cứng HDD mà không cần làm gì khác. Nếu bạn muốn thay vào vị trí ổ DVD trên laptop thì cần mua thêm CaddyBay.

FORM ổ cứng này  hiện nay rất phố biến và giá cũng rẻ. Chỉ với khoảng 400K là bạn có thể sở hữu một chiếc SSD dung lượng 120GB. Theo kinh nghiệm mua SSD online của mình thì bạn có thể chọn một số đơn vị cung cấp linh kiện máy tính uy tín như: memoryzone.com.vn, maihoang.com.vn, phucanh.com.vn. Cá nhân mình thường mua của memoryzone vì giá thường rẻ hơn 10% và có giấy tờ hóa đơn đầy đủ.

[caption id="attachment_2910" align="aligncenter" width="800"]Giá ổ cứng ssd hiện nay chỉ từ 400 ngan cho một ỏ 120GB Giá ổ cứng ssd hiện nay chỉ từ 400 ngan cho một ỏ 120GB[/caption]

Ổ cứng SSD mSATA


Thứ hai là dạng thức mSATA, viết tắt của mini SATA. Kích thước mSATA chỉ bằng ⅛ ổ SSD 2,5 inch. Ổ mSATA được sử dụng chủ yếu trong các Ultrabook. Ổ cứng mSATA sử dụng cổng kết nối riêng, cũng tên là mSATA. Khi chọn mua ổ cứng SSD loại này, hãy kiểm tra xem máy có cổng mSATA không nhé! Nếu không sẽ lãng phí khi mua về mà không lắp được.

[caption id="attachment_2912" align="aligncenter" width="600"]Khe msata trên 1 chiếc laotop Khe msata trên 1 chiếc laotop[/caption]

[caption id="attachment_2911" align="aligncenter" width="586"]Hình dạng ổ cứng SSD chuẩn mSATA Hình dạng ổ cứng SSD chuẩn mSATA[/caption]

  • Ưu điểm của SSD mSATA


Cũng cần lưu ý rằng SSD mSATA có 2 loại kích thước: m50 (50mm) và m30 (27mm), tương ứng với chiều dài của ổ cứng. Phổ biến nhất là loại m50, xuất hiện trong nhiều laptop. Trong khi đó, loại m30 hiếm hơn một chút. Ở các cửa hàng công nghệ máy tính, người dùng cũng dễ dàng bắt gặp và mua loại m50 hơn. Tuy nhiên, một số hãng máy tính dùng mSATA với chiều dài tùy biến, sẽ là khá khó cho người dùng để tìm hàng thay thế hay nâng cấp lên dung lượng cao hơn.

Ổ cứng SSD M.2


Chuẩn Form Factor SSD thứ ba được giới thiệu với tên Next Generation Form Factor (NGFF). Một thời gian sau đó nó được đổi tên thành M.2. Cấu hình M.2 cho phép nhiều chiều dài bo mạch khác nhau. Hỗ trợ cả giao tiếp SATA, PCIe lẫn USB nhưng chiều ngang thì chỉ cỡ một miếng singum. Bởi kích thước nhỏ gọn như vậy, SSD M.2 được sử dụng cho các máy tính mỏng nhẹ từ năm 2012 cho đến nay.

[caption id="attachment_2913" align="aligncenter" width="618"]Ổ cứng samsung chuẩn m2 SATA dung lượng 1TB Ổ cứng samsung chuẩn m2 SATA dung lượng 1TB[/caption]

Form M.2 không chỉ được dùng cho SSD, nó còn được sử dụng các card mạng, Bluetooth gắn trong máy tính. Vậy nên, có khá nhiều linh kiện sử dụng form M.2 và thường được gọi là Key. Các bạn có thể xem bảng bên dưới để dễ hình dung hơn.

Phần kích thước của SSD M.2 thường có 4 hoặc 5 chữ số. Những con số này sẽ được hiểu là kích thước dài, rộng của bảng mạch thiết bị:



    • 2 chữ đầu tiên: chiều rộng của bảng mạch đo bằng milimet

    • 2 chữ số kế tiếp: chiều dài của bảng mạch đo bằng milimet

    • 1 chữ số kế tiếp: phần thập phân của chiều dài




Ví dụ: Ổ cứng SSD M.2 B-Key có kích thước 2280, tức là rộng 22mm và dài 80mm.

Hiện nay, ổ cứng SSD M.2 đang dần phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, giá của chúng vẫn đang “nhỉnh” hơn một chút so với các dạng ổ cứng khác.

Ổ cứng SSD PCIe


Thứ tư, chúng ta sẽ có dạng thức PCIe. Đây là dạng Form ổ cứng mới với thiết kế và ngoại hình khá giống với Card Đồ Họa của máy tính, để tận dụng sức mạnh từ cổng kết nối PCIe giúp tăng tốc độ cho ổ cứng SSD lên rất nhiều lần. Theo công bố của các nhà sản xuất ổ cứng SSD PCIe có tốc độ lên tới 4GB/s.

[caption id="attachment_2914" align="aligncenter" width="618"]Ổ cứng PCIe SSD gắn trên bo mạch chủ Ổ cứng PCIe SSD gắn trên bo mạch chủ[/caption]

Ổ cứng SSD U2


Cuối cùng là dạng thức 2,5 inch (U.2) hay còn được biết đến với tên là SFF-8639, đây là một chuẩn SSD cỡ lớn tuy nhiên tốc độ tối đa của nó có thể lên tới 10Gbps, không phải chỉ 6Gbps như SATA III. Cũng như mSATA, điểm khác biệt của dạng thức U.2 là sử dụng cổng kết nối U.2 riêng, tuy vậy với cấu tạo khác cổng kết nối này cho tốc độ nhanh hơn M.2 rất nhiều.

U.2 có kích thước lớn nên nhà sản xuất có thể dễ dàng tăng dung lượng ổ cứng bằng cách nhét thêm nhiều chip Flash vào bên trong. Như bạn có thể thấy trong hình bên dưới, ổ U.2 còn có thể được thiết kế để tản nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên ổ cứng U.2 không phổ biến như các dạng thức khác, người dùng cần chú ý rằng chỉ có một số mainboard có hỗ trợ cổng kết nối U.2 sẵn hoặc sẽ phải sử dụng hỗ trợ thông qua Adapter.
>>> Xem thêm: Ổ cứng bị đầy bất thường: tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục

Giao tiếp SSD (Interface - Cổng kết nối)


Giao tiếp hay cổng kết nối là các khe, cổng cắm trên các máy chủ để người dùng có thể kết nối Ổ cứng SSD. Giống với dạng thức thì giao tiếp cũng là thứ mà chúng ta có thể nhìn thấy được trên thực tế. Điều may mắn là tên gọi cổng kết nối và dạng thức thường giống nhau nên bạn có thể dựa vào đó để phân biệt giữa các SSD.

[caption id="attachment_2915" align="aligncenter" width="520"]Các chuẩn giao tiếp SSD Tổng hợp các loại giao tiếp của ổ cứng SSD hiện nay[/caption]

Giao tiếp SATA (hay còn gọi cổng kết nối SATA)


Đầu tiên là cổng kết nối SATA, là dạng cổng tiêu chuẩn với tốc độ kết nối SATA III (giới hạn truyền dữ liệu tối đa là 600MB/s). Đây là dạng cổng kết nối sử dụng chung cho HDD và SSD SATA (2,5 inch).

[caption id="attachment_2916" align="aligncenter" width="1024"]Cổng giao tiếp dữ liệu SATA trên bo mạch chủ PC Cổng giao tiếp dữ liệu SATA trên bo mạch chủ PC[/caption]

[caption id="attachment_2917" align="aligncenter" width="711"]Giao tiếp SSD chuẩn SATA Giao tiếp SSD chuẩn SATA[/caption]

Giao tiếp mSATA (Cổng kết nối mSATA)


Thứ hai là cổng kết nối mSATA. Như đã biết ở trên, dạng thức mSATA với kích thước nhỏ gọn cần một loại cổng kết nối riêng. Giao tiếp mSATA cũng có tốc độ tương đương với giao tiếp SATA và tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 600MB/s. Tuy vậy khác biệt của mSATA với SATA là ổ cứng sẽ được cắm thẳng lên bo mạch chủ của máy tính, không cần qua các dây nối loằng ngoằng. Thời gian trễ khi truyền dữ liệu được giảm đi rất nhiều do ổ cứng được kết nối trực tiếp với CPU

[caption id="attachment_2918" align="aligncenter" width="728"]Ổ SSD mSATA lắp trong laptop Thinkpad X230 Ổ SSD mSATA lắp trong laptop Thinkpad X230[/caption]

Giao tiếp M.2


Thứ ba là giao tiếp M.2. Cũng giống như giao tiếp mSATA, ổ cứng SSD M.2 được cắm trực tiếp lên bảng mạch. Tốc độ truyền dữ liệu, độ trễ, hiệu năng của ổ cứng đều được tăng lên rõ rệt. Không chỉ vậy điểm mạnh của giao tiếp M.2 là có thể tùy biến về kích thước của thiết bị được gắn lên. Nó có thể dùng cho cả Card mạng, Card Wifi, Bluetooth, … trong máy tính.

[caption id="attachment_2919" align="aligncenter" width="712"]Khe ổ M2 Sata trên laptop Khe ổ M2 Sata trên laptop[/caption]

Giao t iếp PCIe


Thứ tư là giao tiếp PCI Express hay còn gọi là PCIe. Chuẩn giao tiếp PCIe ra đời để đáp ứng yêu cầu tốc độ truyền dữ liệu ngày một tăng trong khi đó cách đây không lâu, PCI còn là chuẩn tốt nhất để máy tính giao tiếp với các card mở rộng như sound, modem,… qua các khe cắm trên mainboard. Kích thước của cổng kết nối PCIe cũng phụ thuộc vào chuẩn kết nối của nó, chúng ta sẽ có khá nhiều chuẩn PCIe từ X2 cho đến X16 (thường đều là số chẵn). Không chỉ vậy, chúng ta còn có các chuẩn tốc độ của giao tiếp PCIe từ 1.0 đến 4.0 là mới nhất hiện nay.

[caption id="attachment_2920" align="aligncenter" width="618"]Hình dạng cổng PCIe trên mainboard Hình dạng cổng PCIe trên mainboard[/caption]

Giao tiếp U.2


Cuối cùng là giao tiếp U.2. Tuy ổ cứng U.2 có cổng kết nối giống hệt ổ cứng SATA tuy nhiên cổng cắm giao tiếp với máy chủ lại có thiết kế nhỏ, hình vuông. Vì thiết kế ngoại hình ổ cứng khá lớn và có cổng cắm riêng riêng nên giao tiếp U.2 không thực sự phổ biến và chỉ được hỗ trợ trên một số loại Mainboard nhất định.

Tuy vậy U.2 vẫn có một số điểm mạnh, lợi thế lớn như: hỗ trợ khả năng “hot-swap” - ngắt kết nối nhanh, linh hoạt trong việc tháo lắp, tản nhiệt tốt hơn và có thể truyền xuất dữ liệu tốc độ cao trong một thời gian dài.

[caption id="attachment_2921" align="aligncenter" width="651"]Dây cáp cắm ổ cứng SSD chuẩn U.2 Dây cáp cắm ổ cứng SSD chuẩn U.2[/caption]

Giao thức SSD (storage access and transport protocol)


Giao thức là cách mà SSD “nói chuyện” với ứng dụng và các thành phần phần cứng khác. Sử dụng bộ điều khiển (controller).  Tương tự cách thức mà card mạng dùng truyền dữ liệu. Hiện nay chúng ta có 2 giao thức SSD thường gặp nhất là: SATA và NVMe.

Với SATA, điểm nổi bật là hỗ trợ chế độ AHCI mode (advanced host controller interface). Cho phép truyền nhận dữ liệu với băng thông đạt mức 600MB/s (chuẩn SATA 3.0). Tuy vậy, do AHCI  hỗ trợ các kết nối truyền tải thông tin tốc độ thấp. Nó đang trở thành “cổ chai” hạn chế sức mạnh của các ổ cứng SSD hiện nay.

Trong khi đó NVMe (non-volatile memory express) được phát triển cho các SSD hiệu suất cao. Khác với SATA, NVMe controller sử dụng 4 tuyến PCI Express 3.0 để truyền dữ liệu. Băng thông có thể đạt mức 4GB/s. Điểm nổi bật của NVMe là hỗ trợ công nghệ NCQ. Công nghệ này có khả năng phân tích, sắp xếp đến 64.000 hàng đợi. Cao hơn nhiều so với con số 32 hàng của AHCI.

phân biệt ổ cứng SSD
>>> xem thêm: Xóa vĩnh viễn dữ liệu trong ổ cứng bằng tools có sẵn trong windows

Tổng kết


Trên đây mình đã giới thiệu về Dạng thức, giao thức và giao tiếp của SSD. Đó là các kiến thức cơ bản về SSD bạn cần nắm trước khi mua ổ cứng SSD. Trước khi quyết định mua ổ cứng SSD để thay thế bạn có thể đặt ra các tiêu chí sau:
1. Ổ cứng đang dùng là loại nào (form-Factor) nào để chọn đúng kiểu.

2. Nên mua ổ cứng ssd hãng nào? Do có nhiều hãng sản xuất và cũng phân biệt ra các dòng SSD phổ thông, SSD gaming, SSD doanh nghiệp.. và giá thành cũng rất khác nhau.

3. Có nên chọn mua ổ cứng SSD cũ không? Câu trả lời tùy vào mục đích của bạn. Đa phần SSD có tuổi thọ nhất định bạn nên kiểm tra kỹ nếu mua lại ổ SSD đã qua sử dụng.

4. Chọn Mua ổ cứng SSD ở đâu uy t ín, có  nên mua online không?

Hy vọng với những gợi  ý trên thì bạn có thể tự mua cho mình ổ SSD như ý. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết nên mua ổ ssd thế nào thì có thể đặt thêm câu hỏi ở phần bình luận. Mình sẽ tư vấn mua ổ cứng SSD kỹ hơn cho bạn thông qua email.

 
0

25/12/20

Một số cách làm tròn số trong Excel

Đối với dân văn phòng phục vụ công việc tính toán, công cụ Excel được sử dụng rất nhiều. Trong quá trình tính toán có phép nhân chia thì kết quả không thể tròn trịa mãi và việc làm tròn là cần thiết. Để làm tròn số trong Excel thì ngoài hàm ROUND còn nhiều hàm khác sẽ được giới thiệu trong bài viết: “Một số cách làm tròn số trong Excel” của toiyeuit.com.


1. Làm tròn số bằng hàm ROUND


Làm tròn số bằng hàm ROUND được sử dụng phổ biến với cú pháp:
Công thức: =ROUND(number,num_digits)

Với:



  • number: số muốn làm tròn

  • num_digits: số chữ số muốn làm tròn.


mot-so-cach-lam-tron-so-trong-excel-1


Nếu giá trị num_digits là số dương thì số sẽ được làm tròn phía sau phần thập phân. Ngược lại, giá trị num_digits là số âm thì số sẽ được làm tròn đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn,…

Áp dụng: cách làm tròn số trong excel 2010, 2013...

2. Cách làm tròn số lên trong excel bằng hàm ROUDUP


Cái tên có lẽ sẽ giúp bạn hình dung được cách thức làm tròn của hàm này. Nếu sử dụng hàm ROUDUP thì số làm tròn nhận được sẽ lớn hơn số gốc.


mot-so-cach-lam-tron-so-trong-excel-2


Công thức hàm ROUDUP tương tự hàm ROUND:
Công thức: =ROUNDUP(number,num_digits)

Với:

  • number: số muốn làm tròn

  • num_digits: số chữ số muốn làm tròn.


Nếu giá trị num_digits là số dương thì số sẽ được làm tròn phía sau phần thập phân. Ngược lại, giá trị num_digits là số âm thì số sẽ được làm tròn đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn,… Nhưng tất cả đều được làm tròn lên. Lưu  ý cách làm tròn số tiền trong excel nếu là bán hàng bạn sẽ ... bị thiệt :)

3. Cách làm tròn số xuống bằng hàm ROUNDDOWN


Công thức: =ROUNDDOWN(number,num_digits)

Công thức và ý nghĩa của hàm ROUDDOWN tương tự hàm ROUND nhưng cách làm tròn ngược với hàm ROUNDUP. Số làm tròn nhận được từ hàm ROUNDDOWN sẽ có giá trị nhỏ hơn số liệu gốc.

mot-so-cach-lam-tron-so-trong-excel-3



4. Làm tròn với hàm MROUND: Cách làm tròn số tới bộ số của nó.


Công thức: =MROUND(number,multiple)

Với:

  • number: số muốn làm tròn

  • Multiple: số bạn cần làm tròn đến bội số của nó.


Lưu ý:

  • Hàm sẽ báo lỗi #NUM! nếu number và multiple khác dấu.

  • Kết quả sẽ trả về chính số đó nếu number và multiple bằng nhau.


mot-so-cach-lam-tron-so-trong-excel-4


Khi number/multiple lớn hơn hoặc bằng multiple/2 thì kết quả trả về sẽ làm tròn lên. Ngược lại, kết quả trả về sẽ làm tròn xuống.

5. Hàm CEILING và hàm FLOOR


Cú pháp:
= CEILING(Số cần làm tròn, significance)

= FLOOR(number, significance)


  • Significance: số bạn cần làm tròn đến bội số của nó.

  • Hàm sẽ báo lỗi #NUM nếu number và Significance trái dấu.

  • Kết quả sẽ trả về chính số đó nếu number là bội số của Significance.


mot-so-cach-lam-tron-so-trong-excel-5


Hai hàm này khác hàm MROUND ở điểm hàm CEILING làm tròn một số ra xa số 0 trong khi hàm FLOOR làm tròn trở về số 0.

Hi vọng bài viết của toiyeuit.com giúp bạn hiểu cách sử dụng các hàm làm tròn trong Excel và áp dụng hợp lý tùy vào nhu cầu sử dụng!

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: khôi phục các file đã xóa bằng windows File Recovery chính chủ từ Microsoft







0

Cách Chặn Trang Web Trên máy tính Windows 10

Hiện nay, Chúng ta có thể thấy rất nhiều trẻ nhỏ rơi vào vòng luẩn quẩn của nghiện ma túy, khủng bố mạng hoặc thậm chí là mại dâm. Thanh thiếu niên cảm thấy quá thú vị khi truy cập các trang web khiêu dâm, mà không nhận ra mức độ nguy hiểm của chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Công nghệ càng phát triển, nó càng trở nên nguy hiểm đối với thế giới. Ngoài ra, một số người có thói quen xấu là thăm dò máy tính của bạn, nhìn vào những gì bạn nhìn mọi lúc!

Bạn không thể ngăn chặn con cái của bạn hoặc bất cứ ai truy cập internet. Nhưng ít nhất bạn có thể lọc hoặc kiểm tra những gì họ đang truy cập. Đến với câu hỏi làm thế nào để chặn một trang web trên máy tính, đặc biệt là trên Windows, ở đây tôi sẽ giúp bạn các phương pháp để chặn các trang web trên máy tính Windows 10 .

Lý do tại sao chúng ta cần chặn một số trang web trên windows 10.


Internet là nguồn thông tin và dữ liệu vô hạn. Nếu ai đó sử dụng máy tính cá nhân của bạn và lục lọi lịch sử trình duyệt thì điều này ảnh hưởng đến tính riêng tư của bạn. Phần khó chịu nhất nhưng buồn cười nhất của điều này là phần lớn được thực hiện mà không có kiến ​​thức và sự cho phép của bạn.



Để ngăn chặn sự can thiệp này, bạn có thể cần đặt các hạn chế trên máy tính Windows 10 của mình, để ngăn những kẻ mạo danh mở một vài trang web được chọn trên thiết bị của bạn.

Tại sao bạn cần đặt các hạn chế cho các trang web nhất định?



  • Lướt video trực tuyến có thể quá tốn băng thông, đặc biệt là những video thu hút nhiều lưu lượng truy cập.

  • Nếu ai đó khác sử dụng hệ thống và truy cập một số trang web không phù hợp.

  • Nhiều bạn có thói quen lưu mật khẩu trên trình duyệt và cả tài khoản. Nếu ai đó mượn máy và sử dụng tài khoản đó trái phép sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của bạn, thậm chí bạn có thể bị mất tiền nếu tài khoản email đó dùng để đăng nhập các ví điện tử hay tài khoản ngân  hàng.

  • Trẻ em thông minh hơn ước tính của chúng tôi về chúng. Nếu bạn đang chia sẻ máy tính Windows 10 của mình với con bạn, thì bạn cần phải hết sức cẩn thận! Hãy chặn các trang web đen để chúng không truy cập được.


Vì phòng bệnh hơn chữa bệnh, tốt nhất là bạn chặn truy cập một số trang web trên máy tính Windows 10 hơn là hối tiếc về sau. Bây giờ chúng tôi sẽ đưa ra 3 cách tốt nhất và dễ nhất trong số các kỹ thuật khác nhau sẽ giúp bạn chặn một số trang web nhất định trên thiết bị windows của bạn.

3 cách chặn trang web trên Windows 10


Có rất nhiều lý do để chặn các trang web như Face book, Twitter, YouTube và các phương tiện truyền thông xã hội khác, đặc biệt là bạn đang điều hành một tổ chức. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách chặn các trang web được chọn trong tất cả các trình duyệt chính và tất cả các phiên bản Windows. Trong phần này của bài viết, bạn sẽ trải qua 3 cách để chặn một trang web trên windows 10 với sự trợ giúp của một số phần mềm chặn trang web và cài đặt Windows.

1. Chặn trang Web trên Windows 10 bằng file Hosts


File Hosts là một tệp dịch vụ cho Windows được người dùng sử dụng. Chúng ta chặn truy một trang web bằng cách thêm URL tương ứng vào file Hosts. Điểm trừ lớn nhất của ý tưởng này là điều này là một người thông thạo máy tính sẽ dễ dàng sửa file host và tiếp tục truy cập trái phép, và do đó không hiệu quả lắm. Chiến lược được đề cập không được bảo vệ bằng mã PIN và không cho phép chặn các trang https: //.

Làm thế nào được thực hiện?


Bước 1: Mở chương trình Notepad với tư cách quản trị viên. Để làm như vậy, hãy nhập “Notepad” vào trường tìm kiếm Start/taskbar, bấm chuột phải vào mục Notepad và sau đó bấm Run as administrator.

Nhấp vào nút Yes khi bạn thấy lời nhắc “User Account Control prompt”.



Bước 2: Trong cửa sổ chương trình Notepad, bấm vào menu File, bấm Open, thay đổi loại file từ Text Documents thành All Files (xem hình bên dưới). Điều hướng đến C:WindowsSystem32driversetc  và chọn file Hosts.

Nhấp vào nút Open để mở tệp bằng Notepad.







Bước 3: Khi file hosts được mở bằng Notepad, hãy thêm URL của các trang web mà bạn muốn chặn truy cập trên PC theo cách sau:

127.0.0.1 www.bing.com

127.0.0.1 www.google.com



Bước 4: Cuối cùng, nhấp vào menu File và sau đó nhấp vào tùy chọn Save (Ctrl + S) để lưu các thay đổi. Đó là nó!



Hãy thử mở một trong những URL này trong bất kỳ trình duyệt web nào trên PC của bạn ngay bây giờ. Không có trang web nào bị chặn sẽ tải trên PC của bạn kể từ bây giờ.

Để bỏ chặn trang web một lần nữa, hãy làm theo các hướng dẫn được đề cập ở trên và xóa các mục trang web khỏi tệp máy chủ. Lưu các tập tin.
Tips: Sử dụng file hosts để chặn một số tên miền quảng cáo giúp chặn quảng cáo trên trình duyệt hiệu quả.

Xem thêm: hướng dẫn xem youtube không quảng cáo trên máy tính

2. Sử dụng phần mềm chặn trang Web


Đây là cách tốt nhất và dễ nhất để chặn các trang web Windows 10. Các loại phần mềm này được bảo vệ khỏi việc vượt qua, khi so sánh với các phương pháp khác và cho phép bạn nêm các trang web theo cách tốt hơn rất nhiều. Lấy ví dụ về HT Employee Monitor cho doanh nghiệp và HT Parental Control, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách chặn một số trang web trong các trình duyệt phổ biến. Cách này tôi sử dụng ở nhà rất tốt để chặn web đen không cho trẻ em truy cập.



Làm thế nào được thực hiện?


Thực hiện theo các hướng dẫn bên dưới và bạn có thể dễ dàng chặn bất kỳ trang web nào trên Windows 10:

  1. Tải về và cài đặt phần mềm.

  2. Chuyển đến tab Website Blocking . Đề cập đến trang web và nhấp vào Block.

  3. Nhấp vào Apply.


3. Với Windows Family Safety


Đây là một cách hiệu quả để chặn các trang web windows 10 . Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp cho người dùng mà không có bất kỳ đặc quyền quản trị nào.

Làm thế nào được thực hiện?


Bước 1. Nhập vào Control Panel của bạn và đặt vào User Accounts and Family Security.

Bước 2. Bây giờ hãy thiết lập hệ thống an toàn gia đình trực tuyến cho mọi người dùng.

Bước 3. Chọn người dùng mà bạn muốn chặn các trang web.

Bước 4. Chọn vào On, enforce current setting

Bước 5. Nhấp vào Web filtering.


Bước 6. Chọn tùy chọn Users can only use the websites I allow và nhấp vào Allows or block specific websites.


Bước 7. Bấm dán địa chỉ URL bạn muốn chặn và nhấn  Block. Trang web này sẽ được nhìn thấy trong danh sách các trang web bị chặn. Tương tự, thêm tất cả các trang web bạn muốn chặn.

Tổng kết.

Trên đây là 3 cách chặn trang web trên máy tính windows 10. Nêu sử dụng hợp lý bạn sẽ bảo vệ được riêng tư cá nhân, cũng như để con cái bạn không có cách truy cập web đen bị chặn.
0

3 Cách kiểm tra phiên bản .NET Framework trên Windows 10 nhanh

Nếu bạn cần tìm hiểu phiên bản .NET trên PC, trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng Windows 10.

Mặc dù, đối với hầu hết các phần, bạn không cần phải lo lắng về phiên bản .NET được cài đặt trên Windows 10 , một số ứng dụng yêu cầu một bản phát hành cụ thể để chạy. Các lập trình viên thường cần chạy nhiều phiên bản của nền tảng để phát triển và triển khai ứng dụng và đây là khi hiểu các phiên bản .NET có sẵn trên thiết bị của bạn có thể có ích.

Cách kiểm tra phiên bản .NET Framework trên máy tính

Bạn có thể sử dụng 3 cách nhanh nhất để xác định phiên bản .NET Framework bằng Command Prompt, PowerShell và Registry.

  • Cách kiểm tra phiên bản .NET bằng Command Prompt

  • Cách kiểm tra phiên bản .NET bằng Registry

  • Cách kiểm tra phiên bản .NET bằng PowerShell


Cách kiểm tra phiên bản .NET bằng Command Prompt


Để kiểm tra phiên bản .NET Framework được cài đặt trên Windows 10, hãy sử dụng các bước sau:

  1. Mở Start .

  2. Tìm kiếm Command Prompt , bấm chuột phải vào kết quả trên cùng và chọn tùy chọn Run as administrator .

  3. Nhập lệnh sau để xác định phiên bản .NET đã cài đặt và nhấn Enter :
    reg query “HKLMSOFTWAREMicrosoftNet Framework SetupNDP” /s
    Nếu bạn muốn đảm bảo rằng phiên bản 4.x đã được cài đặt, thì hãy sử dụng biến thể của lệnh này:
    reg query “HKLMSOFTWAREMicrosoftNet Framework SetupNDPv4” /sKiểm tra .NET Framework trên máy tính

  4. Kiểm tra trường “Version” để xác nhận các bản phát hành của .NET Framework có sẵn trên Windows 10.
    Khi bạn hoàn thành các bước, bạn sẽ biết các phiên bản .NET đang chạy trên thiết bị của mình.


Cách kiểm tra phiên bản .NET bằng Registry


Để xác định phiên bản .NET với Registry, hãy sử dụng các bước sau:

  1. Mở Start .

  2. Tìm kiếm regedit và nhấp vào kết quả trên cùng để mở Registry .
    Duyệt qua đường dẫn sau:
    HKEY_LOCAL_MACHINESOFTWAREMicrosoftNET Framework SetupNDP
    Mẹo nhanh: Trên Windows 10, giờ đây bạn có thể sao chép và dán đường dẫn vào thanh địa chỉ của Registry để nhanh chóng chuyển đến đích chính.

  3. Chọn key phiên bản chính – ví dụ: v4 hoặc v4.0 .

  4. Chọn Client key.
    Cách kiểm tra net framework trên win 10 đơn giản nhất
    Mẹo nhanh:
    Trong các bản phát hành cũ hơn phiên bản 4, key sẽ là số hoặc “Setup“. Ví dụ: .NET phiên bản 3.5 bao gồm số phiên bản dưới phím 1033 .

  5. Ở bên phải, kiểm tra chuỗi “Version” để xác nhận việc phát hành .NET Framework.


Sau khi bạn hoàn thành các bước, bạn sẽ hiểu về việc phát hành khung Microsoft có sẵn trên Windows 10.


Cách kiểm tra phiên bản .NET bằng PowerShell


Nếu bạn sử dụng PowerShell, bạn có nhiều phương pháp để xác định các phiên bản .NET Framework được cài đặt trên Windows 10, bao gồm chế tạo lệnh hoặc cài đặt công cụ dòng lệnh.

Kiểm tra phiên bản lệnh tùy chỉnh
Để sử dụng PowerShell để kiểm tra phiên bản .NET, hãy sử dụng các bước sau:

  1. Mở Start .

  2. Tìm kiếm PowerShell , bấm chuột phải vào kết quả trên cùng và chọn tùy chọn Run as administrator .

  3. Nhập lệnh sau để xác định phiên bản .NET đã cài đặt và nhấn Enter :
    Get-ChildItem ‘HKLM:SOFTWAREMicrosoftNET Framework SetupNDP’ -Recurse | Get-ItemProperty -Name version -EA 0 | Where $_.PSChildName -Match ‘^(?!S)pL’ | Select PSChildName, version
    Hướng dẫn kiểm tra phiên bản .NET Framework đã cài đặt

  4. Xác nhận các bản phát hành của .NET Framework được cài đặt trên Windows 10.

  5. Khi bạn hoàn thành các bước, đầu ra sẽ tiết lộ thông tin cho cả máy khách và phiên bản .NET đầy đủ được cài đặt trên thiết bị của bạn (nếu có).


Có thể bạn quan tâm: các lệnh trong powershell liên quan đến mạng

Kiểm tra phiên bản DotNetVersionLister


Ngoài ra, có một công cụ cộng đồng tại GitHub giúp bạn dễ dàng truy vấn danh sách các phiên bản .NET đã cài đặt trên máy tính của bạn.

Để tìm hiểu danh sách các phiên bản .NET được cài đặt trên Windows 10, hãy sử dụng các bước sau:

  1. Mở Start .

  2. Tìm kiếm PowerShell , bấm chuột phải vào kết quả trên cùng và chọn tùy chọn Run as administrator .

  3. Nhập lệnh sau để cài đặt mô-đun cần thiết và nhấn Enter :
    Install-Module -Name DotNetVersionLister -Scope CurrentUser #-Force
    Cách kiểm tra Net Framework trên Win 10

  4. Cài đặt Dotnetversionlister trên Windows 10

  5. Y và nhấn Enter .
    Y và nhấn Enter lần nữa.

  6. Nhập lệnh sau để xác định phiên bản .NET đã cài đặt và nhấn Enter :
    Get-STDotNetVersion
    Check NET Framework version


Sau khi bạn hoàn thành các bước, bạn sẽ kết thúc với một đầu ra cho bạn biết các phiên bản .NET được cài đặt trên Windows 10.

Chúng tôi đang tập trung hướng dẫn này trên Windows 10, nhưng bạn có thể tham khảo các bước này nếu bạn đang chạy phiên bản cũ hơn của HĐH, bao gồm Windows 8.1 hoặc Windows 7.
Xem thêm: 8 Cách khắc phục lỗi disk 100% trên Windows 10
0

Khắc phục một số vấn đề âm thanh khi dùng zoom để họp trực tuyến trên điện thoại

Bài viết này giả định rằng bạn đã tham gia một cuộc họp, đã gọi bằng ứng dụng Zoom cho Android hoặc iOS. Nhưng bạn không nghe được âm thanh từ người khác hay nói nhưng người khác không nghe thấy.

Hãy thử các bước khắc phục sự cố này nếu bạn gặp sự cố về micrô hoặc loa sau khi tham gia cuộc họp trên ứng dụng Zoom.

Không nghe được âm thanh từ những người tham gia khác trong Zoom


Nếu bạn không thể nghe thấy những người tham gia khác trong cuộc họp với Zoom , hãy làm theo các bước sau để khắc phục sự cố.

  1. Đảm bảo loa của bạn được bật. Nếu bạn thấy biểu tượng loa ở góc trên bên trái bị tắt, hãy nhấn vào biểu tượng đó để bật loa của bạn:
    Mở âm thanh trong zoom

  2. Tăng âm lượng trên thiết bị di động của bạn bằng các nút âm lượng hoặc bảng thông báo. Ngay cả khi loa được bật trong Zoom, âm lượng của thiết bị của bạn có thể được đặt thành chỉ tắt tiếng hoặc rung.

  3. Hãy thử sử dụng tai nghe nếu bạn có chúng.

  4. Khởi động lại thiết bị di động của bạn.

  5. Cài đặt lại Zoom từ  Apple App Store  hoặc  Google Play Store .


Những người tham gia không nghe thấy bạn nói trong Zoom


Nếu người khác không thể nghe thấy bạn trong cuộc họp Thu phóng của bạn bằng ứng dụng dành cho thiết bị di động, hãy làm theo các bước sau để khắc phục sự cố:

  • Đảm bảo micro không bị tắt tiếng. Nếu bạn thấy biểu tượng Audio tắt tiếng trong điều khiển cuộc họp, hãy nhấn vào biểu tượng đó để tự bật tiếng:

    Nếu bạn vẫn bị tắt tiếng, máy chủ có thể đã tắt tiếng bạn khi tham gia cuộc họp. Yêu cầu được bật tiếng bằng cách gửi tin nhắn trò chuyện đến máy chủ.

  • Đảm bảo bạn đã kết nối âm thanh của thiết bị di động. Nếu bạn thấy biểu tượng Audio sau trong điều khiển cuộc họp, hãy nhấn vào biểu tượng đó và chọn Call via Device Audio . Nếu được nhắc, hãy cho phép Zoom để truy cập micrô của bạn.

  • Hãy thử sử dụng tai nghe có micro.


Đảm bảo Zoom có ​​quyền truy cập vào micrô của thiết bị của bạn.

  • iOS : Truy cập Settings > Privacy > Microphone và bật bật tắt để Thu phóng.

    • Android : Truy cập Settings > Apps & notifications > App permissions > Microphone  và bật bật tắt để thu phóng.



  • Đảm bảo rằng không có ứng dụng nào khác đang sử dụng micrô cùng một lúc.

    • iOS : Nhấn đúp vào nút “Home” để xem các ứng dụng hiện đang chạy. Vuốt lên để đóng một ứng dụng.

    • Android : Nhấn nút đa tác vụ (biểu tượng hình vuông thường ở góc dưới bên phải) để xem các ứng dụng hiện đang chạy. Vuốt sang trái bên phải để đóng ứng dụng.



  • Khởi động lại thiết bị iOS của bạn.

  • Cài đặt lại Zoom từ  Apple App Store hoặc  Google Play


Chúc các bạnh thành công với ứng dụng học trực tuyến zoom. Có thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới nhé.
0

Ứng dụng theo dõi COVID-19 chi tiết tại Việt Nam và Thế giới

Tải ứng dụng COVID-19 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phòng chống dịch COVID-19


Bệnh dịch Corona, còn gọi là bệnh Viêm đường hô hấp cấp do virus COVID-19 có mức độ lây lan nhanh nhưng chưa có Vacxin điều trị đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Ứng dụng COVID-19 được phát triển bởi công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế – AIC Group; phối hợp cùng Cục CNTT Bộ Y tế nhằm cung cấp công cụ hỗ trợ đắc lực cho người dân trong việc phòng và chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra (virus SARS-CoV-2, dịch bệnh COVID-19) chủng mới gây ra.

ứng dung theo dõi tình tình dịch bệnh Corona (covid-19, sars covi 2) cập nhật hằng ngày

Xem thêm: Các trường hợp không gõ được tiếng Việt trên windows và cách khắc phục.

Các chức năng của ứng dụng:


– Chỉ đạo của Chính phủ : Bao gồm các thông báo được nhập liên tục từ Chính phủ, Bộ y tế và các cấp đối với dịch Covid-19

thông báo được nhật từ Chính phủ, Bộ y tế và các cấp đối với dịch Covid-19

Cập nhật dịch bệnh : Cập nhật diễn biến dịch bệnh trong và ngoài nước với số liệu được phân tích dưới dạng số liệu và biểu đồđược theo dõi liên tục 24 giờ trong từng ngày.

cập nhật ca nhiễm covid 19 tại Việt Nam hôm nay

cập nhật ca nhiễm covid 19 trên thế giới hôm nay

Bản đồ diễn biến dịch bệnh: Tất cả các vùng có dịch tại Việt Nam và trên Thế giới đều được thể hiện chi tiết trong ứng dụng Covid-19. Tự động đồng bộ số liệu với Nguồn CDC, WHO.




Vị trí các nơi có người bị nhiễm dịch Corona tại Việt Nam hôm nay

Các địa điểm đang có dịch Corona tại Việt Nam






Vị trí các nơi có người bị nhiễm dịch Corona tại Việt Nam hôm nay

Các nước đang có dịch Corona trên Thế giới




– Điểm tin: Cập nhật tin tức hằng ngày dịch bệnh Covid-19 hằng ngày


Tin tức hằng ngày về tình hình dịch Covid-19

Tin tức hằng ngày về tình hình dịch Covid-19




– Phòng bệnh: Giúp bạn hiểu biết thêm dịch bệnh Covid-19 và hướng dẫn bạn cách phòng chống để không bị nhiễm virut Corona của CDC Mỹ, WHO dưới dạng hình ảnh, video trực quan.

– Trợ lý Y Tế: Tương tác với người dân bằng ngôn ngữ, giọng nói tự nhiên.

– Gọi khẩn cấp : Danh sách các số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y Tế và các bệnh viện lớn hỗ trợ điều trị bệnh dịch từ virut Corona.


SĐT khẩn cấp khi bị nhiễm virut Corona

SĐT khẩn cấp khi bị nhiễm virut Corona




– Bác sĩ Tư vấn: Người dân kết nối video trực tiếp với các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW để nhận tư vấn về Y tế.
– Tìm kiếm cơ sở y Tế: Cung cấp bản đồ các cơ sở Y tế có năng lực xét nghiệm COVID-19, các cơ sở điều trị, hiệu thuốc trên toàn quốc.

Link tải ứng dụng Covid-19: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.vnptit.innovation.ncovi&hl=en&gl=US



0

Hướng dẫn Cách Xoay Video 90 độ trong Camtasia 9.1 nhanh

Bạn đang có video quay bằng điện thoại theo chiều đứng và muốn xoay ngang video đó. Máy tính bạn đang sử dụng phần mềm chỉnh sửa video Camtasia 9.1 . Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xoay video bằng Camtasia.

Cách Xoay Video trong Camtasia 9.1


Bước 1: Chọn video bạn muốn xoay bằng phần mềm Camtasia thả vào khung chỉnh sửa
Bước 2: Đưa con trỏ chuột vào màn hình video, tại điểm giữa có 2 hình tròn liền nhau, bạn đưa trỏ chuột vào hình tròn bên phải và di chuyển để video xoay theo ý bạn.
Chú ý: Khi chạm đúng chấm tròn để xoay sẽ hiện màu xanh và hiện biểu tượng xoay tại điểm đó.

Cách Xoay Video trong Camtasia 9.1

Video hướng dẫn chi tiết:

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=As-_zT2LnE8[/embed]

Sử dụng camtasia để xoay video thật dễ dàng phải không bạn. Cách xoay video này đảm bảo chất lượng video vẫn giữ nguyên tốt hơn so với sử dụng xoay video online, bởi vì sử dụng xoay video trực tuyến thường gây giảm chất lượng video đáng kể.

Ngoài cách trên bạn còn có thể sử dụng phần mềm chuyên nghiệp hơn là Adobe Primier sẽ được hướng dẫn ở một bài viết khác. Link tải : Hướng dẫn cài đặt phần mềm Adobe Premiere Pro CC 2017

Chúc bạn thành công! Có vấn đề giải đáp bạn có thể đặt câu hỏi bên dưới bình luận.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Tổng hợp 10 trang web cắt video trực tuyến tốt nhất

Cách phát lặp lại video YouTube trên Điện thoại, Máy tính.
0

14/12/20

Hướng dẫn cài đặt LEMP stack trên Ubuntu 20.04

Lời mở đầu


Chào các bạn, Trong bài này mình sẽ cài đặt LEMP stack trên Ubuntu 20.04. Mình cũng test thành công trên Ubuntu 20.10. Ngoài ra ếu bạn muốn cài trên centos, Debian thì xem các bài viết sau:

 

LEMP là gì? - Đây là viết tắt của (LINUX, EngineX, MySQL, PHP) là  môi trường nền linux với webserver Nginx với PHP và MySQL để sử dụng cho các ứng dụng như Wordpress, forum.v.v. Một Stack thường dùng khác là LAMP stack (Linux, APACHE, MySQL, PHP) cũng được hướng dẫn trong blog này, mời bạn tìm đọc.

Bước 1: Chuẩn bị Server để cài đặt LEMP stack trên Ubuntu 20.04


Yêu cầu tối thiểu: Server chạy Ubuntu 20.x 64 bit, 1CPU, 1GB ram, 1 Network Card và kết nối internet. Trong bài tôi sử dụng VMware với cấu hình sau:
CPU: 2 Core

RAM: 4GB

SSD: 30GiB

OS: Ubuntu 20.04 LTS. Link tải: https://ubuntu.com/download/server

Chúng ta sang bước 2: Hướng dẫn cài đăt :), bắt tay vào việc thôi nào!

Bước 2: Cài đặt Nginx, MySQL, PHP trên Ubuntu 20.04 LTS


Note: Trong bài viết tôi luôn đang nhập server bằng user root vì các lệnh cài đặt yêu cầu quyền quản trị root. Với một số bạn khi cài đặt trên môi trường server thực có thể không được phép remote login bằng root t hì phải chuyển qua user root bằng cách gõ lệnh:
su -

Sau khi nhập mật khẩu root sẽ được sử dụng quyền root để cài đặt. Bạn cũng có thể thêm sudo vào trước mỗi câu lệnh nếu hệ thống đã cài sudo và cấp quyền cho user của bạn.

Sử dụng su - command để chuyển sang root user

1. Update server trước khi bắt đầu cài đặt LEMP stack trên Ubuntu 20.04


Đầu tiên bạn cần update server đẻ nhận các gói cài đặt mới nhất. Sử dụng lệnh sau:

apt update -y

2. Cài đặt nginx webserver:

Bước tiếp theo là cài nginx web server. Bạn có thể kiểm tra phiên bản nginx sắp cài bằng lệnh:
apt list nginx* | grep nginx

lệnh kiểm tra gói cài đặt nginx mặc định

Phiên bản hiện tại được cung cấp từ repository mặc định của Ubuntu là nginx-1.18.0 (Bản nginx stable mới nhất). Nếu muốn cài phiên bản khác bạn có thể vào : https://nginx.org để tải và cài đăt.

Tiến hành cài đặt nginx bằng lệnh:
apt install nginx

Confirm install nginx to ubuntu cài đặt LEMP stack trên Ubuntu 20.04

Bấm y và enter, nginx sẽ được cài đặt vào server.

Sau khi quá trình tải và cài đặt kết thúc, ta cấu hình cho nginx tự chạy mỗi khi khởi động máy:
systemctl enable nginx
systemctl start nginx

Kiểm tra trạng thái nginx:
systemctl status nginx

Nginx trong cài đặt LEMP stack trên Ubuntu 20.04

Vậy là nginx đã được cài đặt thành công trên ubuntu 20.04. Ta chuyển sang bước cài PHP

3. Cài PHP7.4 trên ubuntu 20.04


Bản PHP7.4 được coi là ổn định nhất hiện nay. Bản PHP này được cung cấp mặc định trên Ubuntu 20.04. Bạn có thể kiểm tra bằng lệnh:

apt list php7.4* | grep php7.4

list các gói php7.4 cung cấp bởi Ubuntu

Bạn có thể thấy php có rất nhiều các module bổ xung. Trong thực tế thường dùng các module sau:
php7.4 php7.4-fpm php7.4-curl php7.4-gd php7.4-json php7.4-mbstring php-pear php7.4-dev libmcrypt-dev php7.4-tidy php7.4-mysqlnd php7.4-cli php7.4-soap php7.4-redis php7.4-memcache php7.4-memcached php7.4-imagick php7.4-geoip php7.4-apcu php7.4-bcmath php7.4-zip

Để cài đặt, ta sử dụng lệnh sau:
apt install php7.4 php7.4-fpm php7.4-curl php7.4-gd php7.4-json php7.4-mbstring php-pear php7.4-dev libmcrypt-dev php7.4-tidy php7.4-mysqlnd php7.4-cli php7.4-soap php7.4-redis php7.4-memcache php7.4-memcached php7.4-imagick php7.4-geoip php7.4-apcu php7.4-bcmath php7.4-zip



Kiểm tra kết quả cài đặt:
php7.4 -v

php-fpm7.4 -v

systemctl status php7.4-fpm.service

 cài đặt LEMP stack trên Ubuntu 20.04

Note: Cài thư viện php mcrypt trên ubuntu 20.04: Thư viện php mcrypt phiên bản 7.4 không được cung cấp mặc định qua gói cài đặt. Ta phải cài nó thông qua pear (pecl).

Kiểm tra gói cài bằng lệnh:

which pecl

pecl search mcrypt



Cài đặt thư viện php mcrypt bằng lệnh:
pecl install mcrypt

Bấm enter tại dấu nhắc:



Cấu hình đưa thư viện vào file php.ini:
echo "extension=mcrypt.so" >> /etc/php/7.4/fpm/php.ini

Khởi động lại php7.4-fpm:
systemctl restart php7.4-fpm.service

Kiểm tra module được load thành công chưa:
php-fpm7.4 -i | grep mcrypt

Kết quả: Thành công.


4. Cấu hình php-fpm


Ở bước này ta sẽ cấu hình php-fpm để sử dụng với nginx. Mặc định php-fpm sử dụng unix socket. Tuy nhiên tôi thường sử dụng port 9000 cho dịch vụ này để dễ debug.

các file cấu hình php-fpm7.4 trên Ubuntu 20.04 được lưu tại vị trí sau:

File config chính: /etc/php/7.4/fpm/php-fpm.conf

Sửa file trên bằng trình soạn thảo yêu thích của bạn với nội dung sau:
;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
; FPM Configuration ;
;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;
include=/etc/php/7.4/fpm/pool.d/*.conf
[global]
pid = /run/php/php7.4-fpm.pid
error_log = /var/log/php7.4-fpm/error.log
daemonize = yes

File config cho các pool: /etc/php/7.4/fpm/pool.d/www.conf
[www]
;comment port 9000 if using socket
listen = 127.0.0.1:9000
;comment socket if using port
;listen = /var/run/php-fpm/default.sock
listen.allowed_clients = 127.0.0.1
listen.owner = www-data
listen.group = www-data
user = www-data
group = www-data
pm = ondemand
pm.max_children = 20
; default: min_spare_servers + (max_spare_servers - min_spare_servers) / 2
pm.start_servers = 10
pm.min_spare_servers = 5
pm.max_spare_servers = 15
pm.max_requests = 500
pm.status_path = /php_status
request_terminate_timeout = 100s
pm.process_idle_timeout = 10s;
request_slowlog_timeout = 4s
slowlog = /var/log/php7.4-fpm/php-fpm-slow.log
rlimit_files = 131072
rlimit_core = unlimited
catch_workers_output = yes
env[HOSTNAME] = $HOSTNAME
env[PATH] = /usr/local/bin:/usr/bin:/bin
env[TMP] = /tmp
env[TMPDIR] = /tmp
env[TEMP] = /tmp
php_admin_value[error_log] = /var/log/php7.4-fpm/admin-php-fpm-error.log
php_admin_flag[log_errors] = on
php_value[session.save_handler] = files
php_value[session.save_path] = /var/lib/php/session

Tạo foler log:
mkdir -p /var/log/php7.4-fpm/

Khởi động lại php-fpm:
systemctl restart php74-fpm.service

5. Cấu hình nginx sử dụng php-fpm


Sửa file /etc/nginx/nginx.conf với cấu hình như sau:
# For more information on configuration, see:
# * Official English Documentation: http://nginx.org/en/docs/
# * Official Russian Documentation: http://nginx.org/ru/docs/

user www-data;
worker_processes auto;
error_log /var/log/nginx/error.log;
pid /run/nginx.pid;

# Load dynamic modules. See /usr/share/nginx/README.dynamic.
#include /etc/nginx/modules-enabled/*.conf;
events
worker_connections 1024;
use epoll;
multi_accept on;



http
log_format main '$remote_addr - $remote_user [$time_local] "$request" '
'$status $body_bytes_sent "$http_referer" '
'"$http_user_agent" "$http_x_forwarded_for"';
access_log off;
#access_log /var/log/nginx/access.log main;

#SSL complaint
ssl_protocols TLSv1 TLSv1.1 TLSv1.2;
ssl_ciphers "EECDH+ECDSA+AESGCM EECDH+aRSA+AESGCM EECDH+ECDSA+SHA384 EECDH+ECDSA+SHA256 EECDH+aRSA+SHA384 EECDH+aRSA+SHA256 EECDH+aRSA+RC4 EECDH EDH+aRSA HIGH !RC4 !aNULL !eNULL !LOW !3DES !MD5 !EXP !PSK !SRP !DSS";
ssl_prefer_server_ciphers on;
ssl_session_cache shared:SSL:50m;
ssl_session_timeout 1d;
ssl_session_tickets off;

#limit_conn_zone $binary_remote_addr zone=conn_limit_per_ip:10m;
#limit_conn_status 444;
#limit_req_zone $binary_remote_addr zone=req_limit_per_ip:10m rate=50r/s;
#limit_req_status 444;

sendfile on;
tcp_nopush on;
tcp_nodelay on;
types_hash_max_size 2048;
client_body_buffer_size 16K;
client_header_buffer_size 1k;
client_max_body_size 128m;
large_client_header_buffers 4 8k;
client_body_timeout 24;
client_header_timeout 24;
keepalive_timeout 25;
send_timeout 10;

include /etc/nginx/mime.types;
default_type application/octet-stream;

# For sercurity, Hide Nginx Server Tokens/version Number

server_tokens off;

#turn Gzip On
gzip on;
gzip_static on;
gzip_disable "MSIE [1-6]\.";
gzip_vary on;
gzip_proxied any;
gzip_comp_level 6;
gzip_buffers 16 8k;
gzip_min_length 1000;
gzip_http_version 1.1;
gzip_types text/plain text/css application/json application/javascript text/xml application/xml application/xml+rss text/javascript;

# File cache
open_file_cache max=1000 inactive=20s;
open_file_cache_valid 30s;
open_file_cache_min_uses 5;
open_file_cache_errors off;

# Load modular configuration files from the /etc/nginx/conf.d directory.
# See http://nginx.org/en/docs/ngx_core_module.html#include
# for more information.
include /etc/nginx/conf.d/*.conf;


Tạo file /etc/nginx/conf.d/php-fpm.conf
# PHP-FPM FastCGI server
# network or unix domain socket configuration

upstream php-fpm
server 127.0.0.1:9000;
#server unix:/run/php-fpm/www.sock;


Tạo file test nginx: /etc/nginx/conf.d/test.conf


server 
listen 80;
access_log off;
error_log off;

root /home/test/html;
index index.php index.htm index.html;


location /
try_files $uri $uri/ /index.php?$args;

location ~ \.php$
fastcgi_split_path_info ^(.+\.php)(/.+)$;
fastcgi_intercept_errors on;
fastcgi_index index.php;
include fastcgi_params;
fastcgi_param SCRIPT_FILENAME $document_root$fastcgi_script_name;
fastcgi_connect_timeout 60;
fastcgi_send_timeout 180;
fastcgi_read_timeout 180;
fastcgi_buffer_size 256k;
fastcgi_buffers 4 256k;
fastcgi_busy_buffers_size 256k;
fastcgi_temp_file_write_size 256k;

fastcgi_pass php-fpm;



Kiểm tra cấu hình nginx:
nginx -t

Khởi động lại nginx để cập nhật cấu hình mới:
systemctl restart nginx.service

systemctl status nginx.service



Kiểm tra nginx hoạt động tốt với php chưa:

tạo folder: /home/test/html để chứa file php:
mkdir -p /home/test/html

tạo file info.php:
echo "<?php phpinfo(); ?>" > /home/test/html/info.php

Truy cập vào địa chỉ http://[your_server_ip]/info.php để xem kết quả.

Kiểm tra phpinffo sau khi cài đặt LEMP stack trên Ubuntu 20.04

Note: Nếu không truy cập được và báo timeout, có thể bạn chưa mở port http (80). Bạn phải mở port 80 trên Ubuntu. Lệnh mở port :
ufw allow 80

ufw reload

6. Cài MySQL trên ubuntu 20.04


Hiện tải có nhiều phiên bản MySql để bạn sử dụng, thông dụng nhất là mariadb có sẵn trên repository của Ubuntu. Kiểm tra như sau:

apt list mariadb-server



Cài Mariadb-server bằng lệnh:

apt install mariadb-server



Sau khi cài đặt, mariadb tự động chạy khi khởi động. Bạn kiểm tra trạng thái dịch vụ bằng lệnh:

systemctl status mariadb.service

Kiểm tra mariadb đã chạy chưa trong cài đặt LEMP stack trên Ubuntu 20.04

Đặt mật khẩu root cho MySql server.

Mặc định mật khẩu là ký tự rỗng. Để bảo mật ta đặt mật khẩu và xóa test database. Việc này dễ thực hiện bằng công cụ có sẵn sau khi cài:

chạy lệnh sau:

mysql_secure_installation



Ở bước này ta nhập mật khẩu root,  mặc định là ký tự rỗng nên ta gõ Enter luôn:



Ở bước này Hệ thống hỏi có đặt mật khâu root cho SQL không, bạn chọn Y hoặc bấm Enter (măc định là Y). Nhập mật khẩu root bạn muốn đặt vào. Bạn nên sử dụng mật khẩu có độ MẠNH cao. Ví dụ: Từ 6 ký tự trở lên, bao gồm Chữ Hoa, Chữ Thường, Số và ký tự đặc biệt.



Bước này, Hệ thống hỏi có xóa hết các user khác ngoài root không. Bạn nên chọn xóa hết. => bấm Y và Enter



Bước này hỏi bạn có cho đăng nhập root từ máy khác hay không. Để bảo mật bạn nên chọn Y cấm user root đăng nhập từ remote IP.



Xóa test Database.



Bước  cuối cùng: cập nhật lại quyền trong SQL. Bấm Y và Enter. Vậy là bạn đã hoàn thành bước cài đặt MySQL trên Ubuntu 20.04

Bạn có thể login vào MySQL từ dòng lệnh:

mysql -u root -p

Nhập mật khẩu đã tạo ở bước trên.

Mariadb 10.3 - cài đặt LEMP stack trên Ubuntu 20.04

Vậy là MySQL đã được cài đặt thành công và khởi chạy đúng cách.

Tổng kết


Qua các bước trên, toiyeuit.com đã hướng dẫn bạn chi tiết từng bước để cài đặt LEMP stack trên Ubuntu 20.04. Hy vọng bài viêt hữu ích với các bạn. Nếu có thắc mắc hay có bài viết hay bổ xung mời bạn để lại lời nhắn dưới phần bình luận.

Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Centos 7

Chúc các bạn sức khỏe !

 
0